Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Bưu điện văn hóa xã Đạ Đờn - Lâm Hà - Lâm Đồng: Full Hài Tết 2014 - Đại Gia Chân Đất 4 Phần 1 - Q...

Bưu điện văn hóa xã Đạ Đờn - Lâm Hà - Lâm Đồng: Full Hài Tết 2014 - Đại Gia Chân Đất 4 Phần 1 - Q...

Bưu điện văn hóa xã Đạ Đờn - Lâm Hà - Lâm Đồng: Full Hài Tết 2014 - Đại Gia Chân Đất 4 Phần 1 - Q...

Bưu điện văn hóa xã Đạ Đờn - Lâm Hà - Lâm Đồng: Full Hài Tết 2014 - Đại Gia Chân Đất 4 Phần 1 - Q...

Liên Khúc Nhạc Việt Remix Hay Nhất 2013 - 2014 (P1)

Liên Khúc Nhạc Việt Remix Hay Nhất 2013 - 2014 (P1)

Liên Khúc Nhạc Việt Remix Hay Nhất 2013 - 2014 (P1)

Full Hài Tết 2014 - Đại Gia Chân Đất 4 Phần 1 - Quang Tèo, Andrea, Mai ...

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Lòng trung thực sẽ theo suốt cuộc đời người thầy"

“Trong giáo dục luôn phải nêu cao tấm gương người thầy, tại sao tôi năm nay 76 tuổi nhưng tôi vẫn phải đi làm thí nghiệm, vì tôi muốn những số liệu đó là thật"
Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu khẳng định như vậy khi nói về tính trung thực của con người và lòng trung thực ở mỗi nhà giáo. Trước thực trạng hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều tình trạng “đạo văn”, lo ngại trước vấn đề lòng trung thực của người làm khoa học đang một giảm, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc phỏng vấn GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu để làm rõ nguyên nhân, động cơ của tính không trung thực.
Tư tưởng bằng cấp khiến lòng trung thực giảm đi
PV: Thưa GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu, trong vài năm gần đây chúng ta phát hiện nhiều nhà khoa học có dấu hiệu “đạo văn”, những công trình khoa học của họ thường đi chép lại từ công trình trước để lại, xã hội lên án về vấn đề không trung thực trong nghiên cứu khoa học. Theo GS, vì đâu có tình trạng này?
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Nguyên nhân theo tôi thì có nhiều, nhưng có lẽ tư tưởng bằng cấp của ta nặng quá, quá coi trọng mảnh bằng. Vô hình chung chẳng cứ những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo mà ngay cả quan chức cũng bằng này, bằng kia. Vì đôi khi cũng do hoàn cảnh xã hội, xã hội chuẩn hóa thì phải có bằng cấp, bằng cấp sẽ có lợi cho chức vụ, có được động lực hơn.
Anh hùng lao động, GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: "Lòng trung thực sẽ luôn theo suốt cuộc đời người thầy".
Thứ hai, lương của nhà khoa học bây giờ để nói sống được là rất khó, buộc người ta phải xoay sở, mà đã xoay sở thì phải có bằng cấp để xin chỗ này, chỗ kia, cũng là vừa háo danh và cũng là từ trực tiếp cuộc sống buộc họ phải làm vậy. 
Thứ ba, càng ngày thì càng người khôn của khó, như thế hệ của chúng tôi trước kia là làm thật lực, làm thật chứ không có chuyện lơ mơ. Cho đến tuổi này tôi vẫn phải lên phòng thí nghiệm vì tôi vẫn đang hướng dẫn nghiên cứu sinh, và trực tiếp làm thì tôi kiểm tra được phản ứng, được vật liệu đó như thế nào. 
Ngay tại Trung tâm của tôi cũng có một số không tập trung cho chuyên môn, con số này cũng phải 20-30%, họ ngại vất vả nhưng lại thích bấm máy để máy làm thay. Giờ người ta muốn nhanh đạt được một kết quả gì đó bằng sức lao động ít nhất, cái này là xu hướng rất nguy hiểm, không coi trọng thực chất.
Thưa GS, liệu các nhà khoa học trong khi nghiên cứu có chịu sức ép nào khách quan không?
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Có, cái này có. Họ muốn làm ít nhưng lại muốn hưởng nhiều. Tôi hiện đang làm Phó tổng biên tập Tạp chí Hóa học thì thấy rằng, có nhiều trường hợp gửi bài nhưng không dễ gì được đăng nên cứ bôi ra. Hiện có một cái lớn nhất bao trùm lên các nhà khoa học là niềm tin của con người. 
Chữ “Tín” là hàng đầu
GS là một nhà khoa học, cũng đã hướng dẫn nghiên cứu sinh nhiều thì ông thấy chữ “Tín” đóng vai trò như thế nào ở mỗi con người?
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Tôi tin độ trung thực của con người rồi cũng phải lên dần. Một đất nước, một con người như Nhật Bản tôi nghĩ mình không biết học bao giờ mới bằng họ, họ làm việc nghiêm túc và tôn trọng nhau, người giỏi cũng rất khiêm tốn, tôn trọng người không được bằng họ. 
Nhất là tính trung thực của mình tôi thấy rất kém. Tôi làm như vậy nhưng rồi cuối cùng cũng phải duyệt bài cho học trò được đăng. Có người làm thực nghiệm rất ẩu, nhưng lại không chịu học những người xung quanh, đến lúc làm ra số liệu một bảng đẹp đến mức người giỏi cũng khó làm được như vậy, vậy thì có tin được hay không?
Như GS nói, tính trung thực của nhà khoa học ở ta đang có xu hướng kém đi?. 
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Tôi nghĩ không nên quá khái quát, nhưng đâu đó chuyện này vẫn xảy ra, tuy vậy vấn đề không trung thực trong làm khoa học cần phải nêu. Theo suy nghĩ của tôi có thực trạng không trung thực nhưng hiện không phải là phổ biến. Chiều sâu của lòng trung thực không trung thực là đầu tư không đến nơi đến chốn. 
Trong làm khoa học bây giờ khó khăn nhất là đầu tư vốn không tới nơi tới chốn. Chi ngân sách cho khoa học hàng năm chỉ có 2%, trong đó 2/3 lại đưa về các sở (địa phương) là hết. Vấn đề này quản lý rất lỏng lẻo.
Nể nang là mảnh đất cho tiêu cực phát sinh
Theo GS, một nhà khoa học ngoài trí tuệ ra thì còn cần điều gì?
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Bản thân các nhà khoa học cũng có nghề nghiệp, cũng muốn làm tử tế, nhưng cũng bị áp lực nhiều. Tôi biết, ở doanh nghiệp quan tâm nhiều tới số liệu hơn là làm khoa học. Bảo nhà nước không quan tâm thì không đúng, nhưng chưa đủ và khiến người làm khoa học loay hoay, loay hoay thì thể nào cũng đẻ ra vấn đề này, vấn đề khác.
Vậy trung thực ở đâu? Ngày xưa người ta khổ như nhau, cũng không có gì để vun vén cho cá nhân nhiều như bây giờ nên trung thực dễ hơn bây giờ, họ không có mục đích gì ngoài làm việc. Về sau này thì trung thực càng mờ đi.
Không trung thực cũng có nguyên nhân từ chuyện nể nang, nể nang chính là mảnh đất cho tiêu cực phát sinh. Chính tôi tôi cũng thấy nhiều lúc mình nể nang để cho tiêu cực phát sinh. Nếu như tất cả thẳng thắn với nhau thì chuyện trung thực dễ tồn tại.
GS có nghĩ tính không trung thực là biểu hiện của lòng tham?
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Cũng có thể, vì anh muốn đạt được điều gì đó mà chỉ vun vén cho mình. Tại sao lại không  trung thực, vì không muốn lao động để ra một thành quả gì đó. 
Ngay một sự việc mới nhất đang diễn ra tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, một lãnh đạo nhà trường là Hiệu phó Nguyễn Cảnh Lương bị “tố” đạo luận án Phó tiến sỹ cách đây 20 năm. Sự việc đang được Bộ GD&ĐT xác minh làm rõ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ông Nguyễn Cảnh Lương có biểu hiện không trung thực khi trong công trình của mình không chú thích rõ ràng phần mình làm được, chưa làm được hay phát triển công trình của ai? Mặc dù Hội đồng khoa học chấm luận án đã nhắc nhở. Để rồi sự việc đến tai dư luận, nhiều người cho rằng đó là biểu hiện của tính không trung thực? GS nghĩ sao?
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Chỗ này là chỗ rất dở. Tôi đọc thì thấy, nếu anh Lương có trích dẫn đàng hoàng thì không ai nói được điều gì, vì trong khoa học phải có tính thừa kế, nếu thầy đã làm mà trò đi theo thầy cũng là chuyện bình thường. Nhưng đằng này anh Lương không trích dẫn, đó là cái dở, có nhiều lập lờ ở chỗ này.
Chỗ này nhiều người nói là biểu hiện của không trung thực là đúng. Làm nghiên cứu khoa học cái gì cũng phải nghiên cứu rất kỹ tổng quan, cụ thể trong từng chương phải có trích dẫn rõ ràng, ai đã làm tới đâu, mình làm tới đâu. Tệ nhất là lập lờ không trích dẫn.
Nếu nói anh Lương vô tình thì không đúng, vì trích dẫn là chuyện đương nhiên phải làm, còn không trích dẫn là chuyện cố tình chứ không phải cẩu thả. 
Tính trung thực đối với một người thầy có ý nghĩa như thế nào đối với sinh viên, thưa GS?
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Trong giáo dục luôn luôn phải nêu cao tấm gương người thầy. Qua chuyện của Hiệu phó Nguyễn Cảnh Lương trường Đại học Bách khoa phải thấy rõ đây không phải là chuyện “nước chảy bèo trôi”, mà là chuyện rất nghiêm trọng. Làm nhà giáo thì tính trung thực đi suốt cả cuộc đời. Tại sao tôi năm nay 76 tuổi nhưng tôi vẫn phải đi làm thí nghiệm, vì tôi muốn những số liệu đó là thật, tôi mà làm thật thì không ai lừa dối tôi được.
Vì tôi biết phản ứng hóa học xảy ra như thế nào, làm thật là điều vui nhất của mình. Còn nếu làm nhà giáo mà không trung thực thì làm sao có thể nói được các thế hệ sau. 
Để nâng cao tính trung thực trong mỗi con người, nhất là người thầy thì cần có gì, thưa GS?
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Cũng giống như giao thông, chắc phải tuyên truyền để ngấm dần, kèm theo đó là tạo điều kiện làm việc tốt hơn. 
Trân trọng cảm ơn GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu./.
“Tôi chỉ tố cáo tính không trung thực”
Liên quan tới nội dung tố cáo của Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thành -người đứng đơn tố cáo Hiệu phó Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Cảnh Lương (Luận án phó tiến sĩ khoa học Toán – Lý của PGS.TS Nguyễn Cảnh Lương, phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội bảo vệ năm 1996 bị ‘tố’ đã chép lại gần 100% nhiều nội dung trong luận án Phó tiến sĩ Khoa học của PGS.TS Đặng Văn Khải, được bảo vệ trước đó 10 năm (1986), chia sẻ: “Khi làm khoa học, việc kế thừa là tất yếu, nhưng phải làm rõ phần mình đã dùng của người khác, không được nhận tất cả phần kế thừa của người khác là của “riêng” mình”.
Tiến sỹ Thành cũng cho biết, ông không tố cáo về nội dung học thuật, tính đúng, sai cũng như chất lượng luận án của PGS. Nguyễn Cảnh Lương. “Tôi chỉ tố cáo về hành vi không trung thực của người thực hiện luận án. Bởi theo Tiến sỹ Thành, nếu nói là “sơ suất” không chú thích rõ nguồn gốc của các công trình trước đó mà PGS. Lương áp dụng trong luận án của mình, thì tại sao sau nhiều năm PGS. Lương không đính chính lại bản cuối đã nộp lưu trữ tại Thư viện Quốc gia?. 
Hơn nữa, đây không thể coi là “sơ suất” được khi trước lúc bảo vệ luận án năm 1996, từ Chủ tịch Hội đồng tới các thành viên phản biện trong Hội đồng chấm đã nhắc PGS. Nguyễn Cảnh Lương phải chú thích rõ ràng?
Tiến sỹ Thành cũng khẳng định, rất mong Bộ GD&ĐT nhanh chóng thành lập Hội đồng thẩm định để làm sáng tỏ nội dung hai luận án này vì đây liên quan tới danh dự của từng cá nhân và của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đồng thời người tố cáo cũng cho rằng, cần phải được phản biện công khai với Hội đồng thẩm định cũng như những chuyên gia Toán học để làm sáng tỏ được nội dung tố cáo. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thành khẳng định, sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu nội dung tố cáo là sai.
Trước đó, PGS.TS Nguyễn Cảnh Lương, Hiệu phó Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, những nội dung vụ việc trong đơn tố cáo nên để cho cơ quan chức năng của Bộ GD&ĐT xác minh và đưa ra kết luận

Miễn thi tốt nghiệp: Chẳng khác gì mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực?

(GDVN) - Việc dự thảo quy định miễn 20% thí sinh thi tốt nghiệp ở mỗi Sở GD&ĐT trong kỳ thi tốt nghiệp THPT không khác gì là một mảnh đất tiêu cực.
Vừa qua, Bộ GD&ĐT đưa ra dự thảo quy định đổi mới phương pháp thi và công nhận tốt nghiệp THPT, trong đó quy định tỷ lệ được miễn thi tốt nghiệp ở mỗi Sở GD&ĐT là 20%, số này là những học sinh khá, giỏi, nên việc thi thì kiểu gì cũng đỗ, do vậy miễn thi số này để tiết kiện 20% cho công tác phục vụ thi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhà giáo bày tỏ dự thảo quy định miễn 20% thí sinh có thành tích học tập khá, giỏi ở bậc phổ thông không phải thi tốt nghiệp là điều không cần thiết. Làm như vậy sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc nâng đỡ kết quả học tập, chạy điểm, chạy thầy cô để có được kết quả tốt.
Trao đổi với chúng tôi TS. Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cho biết ông không đồng tình với quy định miễn thi 20%/mỗi Sở GD&ĐT. Làm như vậy là không công bằng, thay vào đó Bộ GD&ĐT hãy trả xét tốt nghiệp cho các trường theo định mức, theo tiêu chuẩn của bộ, để vai trò các trường được chủ động hơn. Nếu các trường được chủ động mới có thể đánh giá đúng học trò, từ đó học sinh buộc phải học toàn diện, buộc phải rèn luyện toàn diện. 
TS. Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội). Ảnh Xuân Trung
TS. Nguyễn Tùng Lâm so sánh, vì kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi công nhận hoàn thành chương trình THPT, do vậy không nên cộng điểm ưu tiên, khuyến khích hay xếp loại, càng không nên đưa vào tiêu chí xem xét thi đua của các địa phương. 
“Chắc chắn các trường không thể công nhận tốt nghiệp quá 98% như của Bộ được, Bộ không cần khống chế mà chỉ cần giao đúng tiêu chuẩn, những học sinh nào yếu kém, lười thì sang năm phải học lại. Tuy nhiên, kèm theo đó trong năm nay có thể áp dụng phương án thi 4 môn như trong dự thảo” TS. Tùng Lâm cho biết.
Theo kiến nghị của TS. Nguyễn Tùng Lâm, kỳ thi tốt nghiệp THPT nên thi bốn môn, trong đó có hai môn ngữ văn, toán thi bắt buộc. Hai môn còn lại thí sinh được tự chọn trong số các môn ngoại ngữ, vật lý, hóa học, lịch sử, địa lý, sinh học. Nếu áp dụng cách này, đa số học sinh thành phố sẽ vẫn thi ngoại ngữ, nhưng học sinh các vùng không có điều kiện dạy học tốt ngoại ngữ sẽ chọn môn khác.
TS. Lâm cho rằng, trong nhiều năm qua chúng ta tổ chức thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT không cải thiện được chất lượng dạy học môn này, do đó cần lấy việc bắt buộc thi ngoại ngữ để đảm bảo chất lượng môn học này, tuy nhiên cần phải có phương pháp để đổi mới cách thi ngoại ngữ, sẽ không thi theo hình thức trắc nghiệm nữa.
Thay đổi cách thi, cách đánh giá sẽ có tác dụng trở lại trong việc dạy và học. Theo TS. Lâm có thể từ năm 2014 sẽ không còn thi trắc nghiệm như những năm trước, buộc học sinh phải thi tự luận để kiểm tra năng lực cũng như kỹ năng, để đánh giá được mức độ sáng tạo của từng học sinh.
“Kỳ thi tốt nghiệp THPT phải nghiêm túc, không có thành tích trong đó, không có chia tỷ lệ phần trăm. Kết quả tốt nghiệp chỉ để lấy đó là căn cứ cho học sinh vào đại học, cao đẳng. Như vậy chúng ta giảm ngay được một kỳ thi ở năm 2014, chứ không chờ đợi được nữa. Nếu làm tốt kết quả này thì các trường đại học có nhiều học sinh hơn, vì họ có cách tuyển riêng của mình” TS. Nguyễn Tùng Lâm cho hay.
Từ trong cách thay đổi phương thức đánh giá sẽ dẫn đến các trường đại học, cao đẳng hiện nay phải tư duy trong công tác tuyển sinh của mình, có thể sẽ không cố định thi theo các khối A, B, C, D như mọi năm. Các trường sẽ dựa vào khả năng, năng khiếu của học sinh để lựa chọn người học cho phù hợp hơn.
Vì thực tế, những người giỏi thường có suy nghĩ thi vào các trường đại học danh tiếng như Đại học Y Hà Nội, Ngoại thương,… nhưng ít ai biết được rằng, giỏi nhưng chắc gì đã phù hợp với ngành Y? TS. Nguyễn Tùng Lâm đặt vấn đề: “trường Y có thể không lấy điểm cao mà có thể dựa vào phỏng vấn, dựa vào bài luận của học sinh để xem học sinh hiểu nghề bác sỹ, hiểu thế nào về y đức…Mỗi trường có đặc thù riêng nên tuyển không lệ thuộc vào điểm, hiện nay chúng ta quá lệ thuộc vào điểm mà không thấy cái khác của con người. Với dự thảo thi tốt nghiệp như Bộ đưa ra tôi nghĩ là rất hay, giúp cho quá trình rèn luyện của học sinh trong trường thực chất hơn, không bị ràng buộc về thành tích”. 
Chia sẻ thêm, hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho biết, học sinh bây giờ phải đối đầu với việc học thật và được người khác đánh giá thật về mình. Nếu không có hai “thật” này thì dường như xã hội đang bị nhiễu.
Một số giáo viên phổ thông khi nghe tới dự thảo thi và công nhận tốt nghiệp của Bộ GD&ĐT, một phần đồng tình, nhưng cũng có người phản đối việc miễn thi 20% cho mỗi Sở GD&ĐT. 
Một giáo viên trường THPT Thanh Sơn (Thanh Sơn, Phú Thọ) cho biết, nếu Bộ quyết định tỷ lệ miễn 20% không phải thi tốt nghiệp chẳng khác gì đó là mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực, vì bình thường đã xuất hiện việc tiêu cực trong mua điểm.
Theo giáo viên này, nếu 20% học sinh học giỏi được miễn, đôi khi chỉ cần người thầy giáo dễ một chút là có thể em được miễn, em không được miễn, lúc đó sẽ xảy ra chuyện so sánh giữa học sinh với nhau. Và câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó khi đằng sau việc nâng đỡ hay “dìm” học sinh sẽ xảy ra chuyện phản ánh, có thể khiến giáo viên gặp khó khăn, nhà trường bị ảnh hưởng…
Trước đó, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã giải thích về việc tỷ lệ 20% được miễn thi ở mỗi Sở GD&ĐT rằng, đây là số học sinh khá, giỏi. Miễn thi để các em không phải thi vì thi là đỗ, tiết kiệm được 20% chi phí phòng thi, cán bộ coi thi,...
“Miễn thi có khách quan không? Theo tôi chất lượng giáo dục các nơi là khác nhau, điều kiện dạy và học cũng khác nhau. Vì thế, dư luận vẫn cho rằng thi cử phải bảo đảm bình đẳng giữa các vùng miền. Các nơi khác nhau. Vì thế lấy 20% là để bảo đảm công bằng cho các vùng” Thứ trưởng Hiển cho biết.
Lo ngại về tiêu cực trong việc xác định tỷ lệ miễn 20%, Thứ trưởng Hiển nói rằng: “Trước đây có miễn thi và Bộ chỉ giao chuẩn nên nhà trường, học sinh tìm mọi cách để đạt chuẩn. Giờ chỉ giao 20%, số này là xuất sắc. Đưa vào để tăng sự giám sát của phụ huynh, của học sinh.  Chắc chắn chúng ta chỉ lấy sót chứ không thừa học sinh giỏi, khá” lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định.
Các  quy định trong dự thảo này đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến từ xã hội, nếu được rộng rãi xã hội đồng tình thì có thể năm 2014 sẽ thay đổi cách thi, cách công nhận tốt nghiệp THPT./.

Kỹ thuật trồng hoa huệ


Mỗi một vùng đất đều có những điểm sinh thái rất đặc biệt, điều đó khiến cho những sản phẩm nông nghiệp có một đặc trưng rất riêng. Ví dụ như về mùi thơm của Hoa Huệ thì không có vùng nào sánh bằng các xã Tân Quý Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Tân Túc của huyện Bình Chánh. Sau đây là kỹ thuật trồng Huệ do PV Nguyệt Quế ghi chép lại theo lời kể của những người trồng Huệ lâu năm tại Bình Chánh.

1. Đất trồng:

Ở huyện Bình Chánh Hoa Huệ được trồng vào đầu mùa mưa chủ yếu trên vùng đất sét trắng tại các xã như Tân Quý Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Tân Túc… Theo bà con nông dân thì Huệ trồng ở Bình Chánh có mùi thơm hơn khi trồng ở miền Tây (có lẽ do đất có nhiều nguyên tố vi lượng).
Líp trồng tùy nơi: bề ngang mặt líp 2 mét, đáy 2,5 mét, bề ngang mương nước 1,5 mét. Mặt líp phải bằng phẳng để giữ được nước và khi trồng tận dụng được mặt đất trồng. Đất được cuốc, xới thành từng cục khoảng ngón chân cái, ngón tay cái.

2. Giống Huệ:

Theo bà con nông dân có hai loại: Huệ trâu cao khoảng 1,5- 1,6 mét bông dài, Huệ ta bông ngắn, thường nở trên cây, có mùi thơm.
Về chọn và tồn trữ giống: Chọn củ đã trồng từ năm trước, được đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào lên thì vụ tới sẽ cho bông nhỏ), khi lấy giống phải xử lý thuốc trừ rệp sáp ngay ngoài ruộng (khoảng tháng 12 âm lịch cắt lá, rải thuốc bột, tháng 1 âm lịch đào củ cắt bỏ bớt rể và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy (Bassa, Mipcin..), tồn trữ bằng cách để dưới bóng râm thoáng mát, chỉ để 1 lớp cho thoáng, củ ít bị hư. Tiêu chuẩn củ trồng được chia làm 3- 4 loại (bằng ngón tay út đến ngón chân cái):
- Nếu củ bằng ngón chân cái xuống giống tháng 4 đến tháng 7 cho bông.
- Nếu củ trung bình xuống giống tháng 4 đến tháng 8 tháng 9 cho bông.
- Nếu củ nhỏ bằng ngón tay út xuống giống tháng 4 đến tháng 11 cho bông.
- Nếu củ nhỏ hơn ngón tay út xuống giống tháng 4 đến tết cho bông.
Tuỳ theo mục đích lấy bông vào ngày rằm 15 hoặc 30 mà tính ngày xuống giống cho phù hợp.

3. Cách trồng và mật độ trồng:

Một công đất (1.000 m2) cần từ 10 đến 15 giạ giống đã được xử lý. Trước khi trồng phải lặt sạch rễ, tàn dư thực vật trên củ, trong vòng một tuần phải trồng ngay để củ khỏi mất sức. Có thể trồng cùng 1 loại củ để thu hoạch cùng lúc hoặc trồng 1 bụi có ba loại củ lớn nhỏ khác nhau để thu hoạch thành từng đợt. Kinh nghiệm trồng 1 loại củ trên líp dễ chăm sóc hơn.
Mật độ trồng: Khoảng cách 20cm x 20cm (cho củ giống nhiều, nhưng khó chăm sóc, dễ bị sâu bệnh) khoảng cách 40cm x 40cm (không cho củ giống nhiều, nhưng dễ chăm sóc).
Đặt củ dưới đất và lấp đất từ 2- 3 cm, nếu đặt củ cạn thì cây mau cho ra bông, đặt củ sâu cho bông chậm nhưng bông tốt hơn. Trồng xong tưới nước sáng chiều. Sau trồng khoảng hai tháng Huệ bắt đầu xây ngù (gù), từ xây ngù đến cắt bông khoảng 1 tháng, tính hết thời gian từ trồng đến thu bông chậm nhất là khoảng 3,5 tháng.

4. Chăm sóc bón phân cho 1.000 m2 (vừa mương vừa líp):

- Lót: Bón 30kg DAP
- Thúc 1: 30 ngày sau trồng bón 30kg DAP và 30kg Urê
- Thúc 2 : 20- 25 ngày sau thúc 1 (gần xây ngù) bón 15kg urê, phun thêm phân KNO3 (Natri Kali)
- Thúc 3: Sau khi thu bông bón thêm 15kg DAP và 15kg Urê.
Trước khi bón phân kết hợp làm cỏ cho Huệ.
Chú ý : Khi bón phân quan trọng nhất là phải nhìn màu sắc lá mà gia giảm phân bón cho phù hợp.

5. Phòng trừ sâu bệnh:

Khoảng 1 tháng sau trồng cây Huệ dễ bị nhện đỏ phá hại lá, từ 3- 4 tháng trở đi dễ bị rệp sáp phá hại các bộ phận của cây, có thể phòng trị bằng các loại thuốc sau : Nissorun, Kelthan 20 EC, Comite, Basudin 10H. Khoảng tháng 9 - 10, mưa dầm Huệ dễ bị bệnh úng lá, thúi củ có thể ngừa bệnh bằng các loại thuốc: Anvil, Topsin, Ridomil, Rovral, Alliette…

6. Thu hoạch:

Thường thu vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, thu lúc trời nắng hoặc để lâu không ngâm nước bông Huệ sẽ bị hở yếm (phải vạt gốc lại và ngâm nước).
Cách thu hoạch bông: lần đầu thu dùng dao sắc cắt xéo bông gần sát củ để nước không đọng trong cọng hoa dễ làm thói củ, lần thứ hai trở đi dùng chân giữ gốc Huệ tay nắm cọng bông Huệ ở phía dưới dặt mạnh ngang mặt đất, bông sẽ rời ngay khớp. Nếu bông ngã bị cong phải buộc lại cho thẳng. Nên ngâm bông vào nước sạch, không nên pha phèn chua vào nước để ngâm bông, bông huệ sẽ bị nhầy gốc làm chóng tàn. Nếu để bông chưng thì cách ngày phải vạt gốc và thay nước thì sẽ chưng được khoảng nửa tháng.


Nguyệt Quế - VOH, 7/5/2003
Nguồn: http://www.vietlinh.com.vn

8 câu hỏi thường gặp về cao huyết áp

1. Nếu ta đang khỏe mạnh thì không cần quan tâm đến huyết áp và bệnh này chỉ xảy ra ở người cao tuổi?
Từ lâu nay, cao huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nhiều khi không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng gì nhưng lại có thể gây ra những biến chứng vô cùng nặng nề. Nếu chỉ căn cứ vào cảm giác khỏe mạnh của bản thân để đánh giá mình có huyết áp bình thường là không đủ. Cách guy nhất để biết có cao huyết áp không là kiểm tra huyết áp. Mặc dầu người có tuổi có nhiều nguy cơ bị cao huyết áp nhưng họ không phải là đối tượng duy nhất. Trẻ em cũng có thể bị cao huyết áp. Bất cứ ai cũng có thể bị cao huyết áp. Do đó, ta không nên chủ quan, đặc biệt khi nằm trong đối tượng nguy cơ: Hút thuốc, béo phì, uống nhiều bia, rượu...
 2. Ăn mặn có gây cao huyết áp?
 Những người ăn mặn có nhiều nguy cơ bị cao huyết áp hơn. Ăn giảm mặn là một phần quan trọng để kiểm soát huyết áp. Mọi người cần ăn duới 2,4 g muối mỗi ngày, tương đương với một thìa cà phê. Cần đặc biệt lưu ý mì chính cũng chứa rất nhiều Natri, tức là muối; đồ hộp dùng cho bữa ăn và các thực phẩm chế biến sẵn thường có nhiều muối.
Cao huyết áp chỉ xảy ra ở những người luôn phải sống căng thẳng và có nhiều stress?
Bất kỳ ai cũng có thể bị cao huyết áp dù tính cách như thế nào. Sự căng thẳng về tinh thần cũng là yếu tố thuận lợi dẫn đến cao huyết áp, nhưng đó cũng không phải là yếu tố bắt buộc gây ra cao huyết áp. Nếu bạn có cuộc sống luôn phải tranh chấp, căng thẳng và lo lắng thì không nhất thiết là bạn sẽ bị cao huyết áp. Ngược lại, dù bạn luôn sống vô tư trầm tính, ung dung tự tại thì cũng không phải sẽ được miễn dịch với bệnh. Dù sao kiểm soát stress vẫn là một yếu tố quan trọng vì những hoàn cảnh có nhiều stress có thể làm cao huyết áp tạm thời.
Theo thời gian, những stress liên tục xảy ra hay đi kèm với cao huyết áp sẽ gây tổn thương các động mạch, cho tim, não, thận và mắt.

3. Cao huyết áp không được điều trị sẽ gây ra những hậu quả gì?
 Thành động mạch chịu áp lực qáu tải do cao huyết áp gây ra có thể làm tổn thương nghiêm trọng nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể. Nói chung, huyết áp càng ao hay càng để lâu không kiểm soát thì tổn thương càng lớn. Nếu không biết huyết áp của mình thì cần được thầy thước kiểm tra. Có ý thức về huyết áp và hiểu biết cần phải làm gì nếu có huyết áp cao sẽ giúp phòng ngừa được các biến chứng nghiêm trọng do huyết áp cao ccos thể gây ra như đột quỵ suy tim, nhồi máu cơ tim, suy thận, mù lòa.
Nếu huyết áp luôn tốt khi đo ở nhà nhưng lại luôn cao khi đo tại phòng mạch hay bệnh viện thì có đáng lo không?
Hiện tượng này có thể do hội chứng “áo choàng trắng” tức cao huyết áp tạm thời mỗi khi gặp thầy thuốc dưới tác động của yếu tố tâm lý. Bằng phương pháp đo huyết áp 24 giờ, thầy thuốc sẽ giúp xác định đó là cao huyết áp chỉ xảy ra khi đi khám bệnh hay có bệnh cao huyết áp thực sự. Ở những người này, tuy huyết áp vẫn bình thường khi đo ở nhà nhưng vẫn nên kiểm tra thường xuyên hơn và vẫn nên theo chế độ kiểm soát huyết áp như thay đổi chế độ ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu, thực hành vận động và giảm stress.
 4. Cao huyết áp có di truyền không?
 Nếu bố, mẹ bị cao huyết áp thì xác suất con bị cao huyết áp sẽ cao hơn. cao huyết áp là bệnh có thể hạn chế dù có lưu hành trong gia đình. Thường ta có thể phòng ngừa cao huyết áp bằng những biện pháp sau: Duy trì cân nặng hợp lý, luôn có lối sống năng động, ăn nhiều hoa quả và rau, giảm ăn mặn, hạn chế rượu bia. Nếu trong gia đình lưu hành bệnh tăng v thì ngay từ bây giờ cần có những bước phòng ngừa để không bị cao huyết áp sau này, nên hỏi ý kiến thầy thuốc về những việc cần làm để giảm nguy cơ.
 5. Chỉ cần uống thuốc khi huyết áp tăng và thuốc là biện pháp duy nhất để chữa cao huyết áp?
 Không nên cho rằng chỉ có thuốc mới giảm được cao huyết áp. Thay đổi lối sống cũng rất quan trọng, ví dụ như chế độ ăn nhiều rau quả, đi bộ hàng ngày và không hút thuốc lá. Thay đổi lối sống còn có thể làm cho thuốc hiệu quả hơn và đôi khi có thể làm giảm huyết áp đủ để giảm liều lượng thuốc hàng ngày. Việc sử dụng thuốc cần sử dụng hàng ngày, đúng giờ, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
 6. Để giảm huyết áp, cần hoạt động thể lực như thế nào?
 Hoạt động thể lực, tập thể dục là biện pháp quan trọng để giữ gìn sức khỏe nói chung và phòng, chống bệnh THA nói riêng. Ít nhất 30 phút tập thể dục vừa phải hàng ngày hay 5 ngày mỗi tuần có thể giúp phòng hoặc kiểm soát cao huyết áp. Nếu quá bận thì chia làm nhiều lần mỗi lần 10 phút; hoặc để ôtô xa cơ quan, xuống xe buýt trước vài bến đỗ để đi bộ, nữa giờ lau rửa xe, lao động ở vườn nhà... cũng có ích.
 7. Nếu bị quá cân thì cần giảm mấy ký nữa để giảm được huyết áp?
 Mỗi kilogram giảm được là mỗi bước quan trọng để giảm huyết áp. Cần cố gắng đạt được chỉ số khối lượng cơ thể tối ưu (BMI - Body Mass Index từ 18 đến 23) để phòng tránh và điều trị huyết áp cao cũng như nhiều bệnh lý khác như tim mạch, đái tháo đường. Thầy thuốc sẽ cho biết nên giảm mấy kí và làm cách nào tốt nhất để đạt được sự giảm cân.
8. Làm thế nào để có kết quả đúng khi đo huyết áp (HA)?
 Có nhiều yếu tố làm thay đổi kết quả đo HA. Để có kết quả đúng, cần tuân theo các quy định sau. Bệnh nhân cần được ngồi nghỉ thư giản 5 phút trước khi đo huyết áp, tay để thoải mái đặt trên bàn ngang mức tim, chân không bắt chéo và băng quấn tay đo HA có kích thước phù hợp, tay áo vén cao, không thít cánh tay. HA cần được đo ở 2 cánh tay và sẽ lấy kết quả bên nào cao hơn. Cần đo cả HA khi nằm và khi đứng dậy dậy để phát hiện hạ huyết áp tư thế. Nếu băng đo HA quá nhỏ và ngắn thì HA tâm thu có thể sai, HA tâm thu tăng cao tới 5 - 15 mmHg. Nếu động mạch cánh tay quá xơ vữa, vôi hóa và không ép được hoàn toàn thì HA cũng có thể bị sai số cao lên. Bệnh nhân không được hút thuốc trong khoảng 30 phút trước khi đo, vì có thể làm cao huyết áp tâm thu lên 5 - 20 mmHg. Bệnh nhân nên tránh uống cà phê, mặc dù tách cà phê cũng chỉ làm HA tâm thu tăng lên 1 - 2 mmHg.
(Theo BSGD)

Kỹ thuật trồng hoa huệ

Mỗi một vùng đất đều có những điểm sinh thái rất đặc biệt, điều đó khiến cho những sản phẩm nông nghiệp có một đặc trưng rất riêng. Ví dụ như về mùi thơm của Hoa Huệ thì không có vùng nào sánh bằng các xã Tân Quý Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Tân Túc của huyện Bình Chánh. Sau đây là kỹ thuật trồng Huệ do PV Nguyệt Quế ghi chép lại theo lời kể của những người trồng Huệ lâu năm tại Bình Chánh.

1. Đất trồng:

Ở huyện Bình Chánh Hoa Huệ được trồng vào đầu mùa mưa chủ yếu trên vùng đất sét trắng tại các xã như Tân Quý Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Tân Túc… Theo bà con nông dân thì Huệ trồng ở Bình Chánh có mùi thơm hơn khi trồng ở miền Tây (có lẽ do đất có nhiều nguyên tố vi lượng).
Líp trồng tùy nơi: bề ngang mặt líp 2 mét, đáy 2,5 mét, bề ngang mương nước 1,5 mét. Mặt líp phải bằng phẳng để giữ được nước và khi trồng tận dụng được mặt đất trồng. Đất được cuốc, xới thành từng cục khoảng ngón chân cái, ngón tay cái.

2. Giống Huệ:

Theo bà con nông dân có hai loại: Huệ trâu cao khoảng 1,5- 1,6 mét bông dài, Huệ ta bông ngắn, thường nở trên cây, có mùi thơm.
Về chọn và tồn trữ giống: Chọn củ đã trồng từ năm trước, được đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào lên thì vụ tới sẽ cho bông nhỏ), khi lấy giống phải xử lý thuốc trừ rệp sáp ngay ngoài ruộng (khoảng tháng 12 âm lịch cắt lá, rải thuốc bột, tháng 1 âm lịch đào củ cắt bỏ bớt rể và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy (Bassa, Mipcin..), tồn trữ bằng cách để dưới bóng râm thoáng mát, chỉ để 1 lớp cho thoáng, củ ít bị hư. Tiêu chuẩn củ trồng được chia làm 3- 4 loại (bằng ngón tay út đến ngón chân cái):
- Nếu củ bằng ngón chân cái xuống giống tháng 4 đến tháng 7 cho bông.
- Nếu củ trung bình xuống giống tháng 4 đến tháng 8 tháng 9 cho bông.
- Nếu củ nhỏ bằng ngón tay út xuống giống tháng 4 đến tháng 11 cho bông.
- Nếu củ nhỏ hơn ngón tay út xuống giống tháng 4 đến tết cho bông.
Tuỳ theo mục đích lấy bông vào ngày rằm 15 hoặc 30 mà tính ngày xuống giống cho phù hợp.

3. Cách trồng và mật độ trồng:

Một công đất (1.000 m2) cần từ 10 đến 15 giạ giống đã được xử lý. Trước khi trồng phải lặt sạch rễ, tàn dư thực vật trên củ, trong vòng một tuần phải trồng ngay để củ khỏi mất sức. Có thể trồng cùng 1 loại củ để thu hoạch cùng lúc hoặc trồng 1 bụi có ba loại củ lớn nhỏ khác nhau để thu hoạch thành từng đợt. Kinh nghiệm trồng 1 loại củ trên líp dễ chăm sóc hơn.
Mật độ trồng: Khoảng cách 20cm x 20cm (cho củ giống nhiều, nhưng khó chăm sóc, dễ bị sâu bệnh) khoảng cách 40cm x 40cm (không cho củ giống nhiều, nhưng dễ chăm sóc).
Đặt củ dưới đất và lấp đất từ 2- 3 cm, nếu đặt củ cạn thì cây mau cho ra bông, đặt củ sâu cho bông chậm nhưng bông tốt hơn. Trồng xong tưới nước sáng chiều. Sau trồng khoảng hai tháng Huệ bắt đầu xây ngù (gù), từ xây ngù đến cắt bông khoảng 1 tháng, tính hết thời gian từ trồng đến thu bông chậm nhất là khoảng 3,5 tháng.

4. Chăm sóc bón phân cho 1.000 m2 (vừa mương vừa líp):

- Lót: Bón 30kg DAP
- Thúc 1: 30 ngày sau trồng bón 30kg DAP và 30kg Urê
- Thúc 2 : 20- 25 ngày sau thúc 1 (gần xây ngù) bón 15kg urê, phun thêm phân KNO3 (Natri Kali)
- Thúc 3: Sau khi thu bông bón thêm 15kg DAP và 15kg Urê.
Trước khi bón phân kết hợp làm cỏ cho Huệ.
Chú ý : Khi bón phân quan trọng nhất là phải nhìn màu sắc lá mà gia giảm phân bón cho phù hợp.

5. Phòng trừ sâu bệnh:

Khoảng 1 tháng sau trồng cây Huệ dễ bị nhện đỏ phá hại lá, từ 3- 4 tháng trở đi dễ bị rệp sáp phá hại các bộ phận của cây, có thể phòng trị bằng các loại thuốc sau : Nissorun, Kelthan 20 EC, Comite, Basudin 10H. Khoảng tháng 9 - 10, mưa dầm Huệ dễ bị bệnh úng lá, thúi củ có thể ngừa bệnh bằng các loại thuốc: Anvil, Topsin, Ridomil, Rovral, Alliette…

6. Thu hoạch:

Thường thu vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, thu lúc trời nắng hoặc để lâu không ngâm nước bông Huệ sẽ bị hở yếm (phải vạt gốc lại và ngâm nước).
Cách thu hoạch bông: lần đầu thu dùng dao sắc cắt xéo bông gần sát củ để nước không đọng trong cọng hoa dễ làm thói củ, lần thứ hai trở đi dùng chân giữ gốc Huệ tay nắm cọng bông Huệ ở phía dưới dặt mạnh ngang mặt đất, bông sẽ rời ngay khớp. Nếu bông ngã bị cong phải buộc lại cho thẳng. Nên ngâm bông vào nước sạch, không nên pha phèn chua vào nước để ngâm bông, bông huệ sẽ bị nhầy gốc làm chóng tàn. Nếu để bông chưng thì cách ngày phải vạt gốc và thay nước thì sẽ chưng được khoảng nửa tháng.

Nguyệt Quế - VOH, 7/5/2003

Địa lan nở sớm ở Đà Lạt: Hoa cười, người khóc

        

 Địa lan nở sớm ở Đà Lạt: Hoa cười, người khóc

Đi dọc phiên chợ hoa trên đường ấp Ánh Sáng ở TP. Đà Lạt trong Tuần Văn hóa du lịch 2013 (từ 27 – 31/12), nhiều du khách ngạc nhiên khi địa lan được các doanh nghiệp đưa ra bán với giá rẻ bất ngờ.
Nở sớm do nắng nóng

Trước câu hỏi: “Vì sao “nữ hoàng” phong phú đến quá mức trong phiên chợ hoa năm nay đến vậy?”, câu trả lời thường là: “Vừa làm đẹp phiên chợ hoa, vừa bán được đồng nào hay đồng ấy!”.

Ông Trần Huy Đường - Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt, giải thích: “Vài tháng gần đây, đặc biệt là từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 12, thời gian nắng nóng trong ngày ở Đà Lạt kéo dài bất thường (từ 7 giờ trở lên, thường thì 5 giờ) đã kích thích sự ra hoa cho địa lan”.

Địa lan nở sớm vừa được trưng bày vừa được bán tháo ở phiên chợ hoa Đà Lạt sáng 29/12.
Địa lan nở sớm vừa được trưng bày vừa được bán tháo ở phiên chợ hoa Đà Lạt sáng 29/12.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Một số nhà vườn còn cho rằng, hơn thế, không ít người cứ nghĩ là dịp festival năm nay (trước tết hơn 1 tháng), địa lan sẽ khan hiếm; nên dẫu biết rằng thời tiết nắng nóng nhưng nhà vườn vẫn cứ để như thế, cho hoa nở tự do, nếu nở chậm (kịp tết) thì tốt, còn nếu nở sớm thì bán trong dịp lễ hội càng tốt. Nhưng bất ngờ, đến tuần đầu tháng 12, thông tin được rỉ tai nhà vườn là hoa địa lan cho dịp tuần văn hóa du lịch đã đủ! Vậy là nhà vườn ra sức hãm hoa, ép không cho hoa nở, nhưng đã quá muộn.

Hạ giá xuống... 10 lần

Ông Đoàn Văn Quỳnh - chủ vườn lan Anh Quỳnh (phường 8, Đà Lạt) kể lại: “Cả tháng nay tôi khổ sở vì địa lan nở sớm. Ngày nào tôi cũng dậy thật sớm để xem nhiệt độ sáng nay tăng hay giảm so với sáng hôm qua; đêm đến lại theo dõi sát dự báo thời tiết để có phương án chủ động. Nhưng, hãm nhiệt độ đến mấy cũng không thắng nổi ông trời…”.

Hiện trong vườn lan nhà ông Quỳnh có đến hàng ngàn chậu địa lan đang bung nụ quá cỡ. Ông Quỳnh còn cho biết: “Mọi năm, giá một cành lan ngày tết trên dưới 1 triệu đồng, có loại lên đến gần 2 triệu đồng/cành, nay cắt cành bán tháo cũng chỉ được không quá 100.000 đồng. Mọi năm, vườn nhà tôi cung cấp cho thị trường tết cả chục ngàn cành, năm nay chắc chỉ không đến 2.500 cành!”.

Tương tự, ông Đỗ Văn Ẩn – Giám đốc Công ty Hoa Ngọc Ẩn (đường Tô Hiến Thành, Đà Lạt) cho biết, công ty của ông đã bỏ ra thêm khoảng 20% chi phí so với tổng chi phí thông thường để mua các loại thuốc “hãm” hoa, không cho hoa nở sớm nhưng kết quả mang lại không mấy khả quan. Chỉ tay vào chậu lan lửa đang nở bung nụ, ông Ẩn than: “Chậu này nếu nở đúng tết thì giá bét cũng phải 12 triệu đồng. Nay, cắt cành nguyên chậu, bán chỉ không đến 500.000 đồng, tức không đến 100.000 đồng/cành”.

Theo ông Trần Huy Đường, trung bình mỗi năm Đà Lạt cung cấp cho cả nước 80.000 – 85.000 chậu địa lan, tương đương 500.000 – 650.000 cành. “Nhưng năm nay thì nhà vườn Đà Lạt thất thu, các doanh nghiệp trồng và kinh doanh địa lan ở thành phố hoa này cũng thất thu nặng!” – ông Đường nói.

Theo Võ Khắc Dũng
Dân Việt

         http://dantri.com.vn/kinh-doanh/dia-lan-no-som-o-da-lat-hoa-cuoi-nguoi-khoc-821866.htm


Dân Việt

Bắc Giang: Quy hoạch tổng thể kinh tế nông nghiệp

         Bắc Giang: Quy hoạch tổng thể kinh tế nông nghiệp
(BGĐT) - Ngày 10-1, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lại Thanh Sơn đến dự.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lại Thanh Sơn phát biểu tại hội nghị.

Năm 2013, sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá, một số chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra như: Sản lượng lương thực có hạt, sản lượng thịt hơi. Tỷ lệ che phủ rừng 36,4%, số vụ cháy rừng, phá rừng giảm; không xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Bên cạnh kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp năm 2013 vẫn còn hạn chế: Sản lượng vải thiều, diện tích cây lạc, đàn trâu bò thấp hơn so với năm trước; tình trạng vi phạm Luật Đê điều, bảo vệ rừng còn xảy ra ở một số nơi; tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp chậm, thấp hơn mặt bằng chung của cả nước; năng suất lúa chưa ổn định; tiêu thụ nông sản còn bấp bênh; công tác quản lý chất lượng an toàn vệ sinh nông sản thực phẩm, chất lượng vật tư nông nghiệp chưa chặt chẽ…
Năm 2014, ngành nông nghiệp đề ra một số mục tiêu chính như: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá hiện hành) 25.397 tỷ đồng; sản lượng lương thực có hạt 640 nghìn tấn; giá trị sản xuất/1 ha đất nông nghiệp 65-70 triệu đồng; giá trị chăn nuôi chiếm 53% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; tỷ lệ che phủ rừng đạt 37%; 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tính luỹ kế)...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lại Thanh Sơn chỉ đạo, năm 2014, ngành nông nghiệp cần thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu. Để làm được điều này phải rà soát lại quy hoạch tổng thể kinh tế nông nghiệp; nghiên cứu, tham mưa đề xuất với tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp.
Cùng với đó, cần ưu tiên sản xuất theo vùng chuyên canh, đặc biệt quan tâm đến vấn đề giống và kỹ thuật; chăn nuôi chuyển dần sang quy mô trang trại và gia trại; cần tập trung nguồn lực đưa các xã xây dựng nông thôn mới về đích sớm; đầu tư hệ thống thủy lợi theo hướng đa mục tiêu; tăng cường quản lý chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp; sớm thực hiện công tác tu bổ đê điều, bảo đảm an toàn hồ đập. Đồng chí yêu cầu từ nay đến trước Tết Nguyên đán, ngành nông nghiệp phối hợp với chính quyền các huyện, thành phố chỉ đạo thu hoạch cây vụ đông, chuẩn bị tốt các điều kiện gieo cấy vụ chiêm xuân, phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Nhân dịp này, 76 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được Sở Nông nghiệp và PTNT khen thưởng.

Trịnh Lan
http://baobacgiang.com.vn/11/124020/bac_giang_quy_hoach_tong_the_kinh_te_nong_nghiep.bgo